Thống kê Hà Nội – Tự hào chặng đường 65 năm xây dựng và phát triển

|

Thống kê Hà Nội – Tự hào chặng đường 65 năm xây dựng và phát triển

Cách đây 65 năm, ngày 28/3/1956, Uỷ ban Hành chính thành phố Hà Nội ra Quyết định số 83/QĐ-HN thành lập Ban Thống kê Hà Nội, tiền thân của Cục Thống kê thành phố Hà Nội ngày nay. Trải dài lịch sử 65 năm xây dựng và phát triển với bao khó khăn, thách thức và thuận lợi đan xen, được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng cục Thống kê, Thành ủy, HĐND và UBND Thành phố, ngành Thống kê Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đảm bảo thô;ng tin thống kê kinh tế - xã hội phục vụ lãnh đạo Đảng, các cấp, các ngành trên địa bàn Thành phố và nhu cầu thô;ng tin thống kê của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế.

Ông Đậu Ngọc Hùng, Cục trưởng Cục Thống kê TP. Hà Nội trao tặng Cờ thi đua của UBND TP. Hà Nội
cho các đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2020

Năm 1956, được thành lập trong hoàn cảnh đất nước vừa trải qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, miền Bắc mới thiết lập hoà bình, tổ chức bộ máy Thống kê Hà Nội khi đó còn sơ khai, số lượng cán bộ ít ỏi, hầu hết cán bộ làm cô;ng tác thống kê được điều chuyển từ quân đội sang, chưa có chuyên mô;n nghiệp vụ. Mặc dù kinh nghiệm và trình độ còn non trẻ, nhưng với lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần cách mạng cùng ý chí phấn đấu vươn lên, những người làm cô;ng tác thống kê đã thực hiện phương châm vừa làm, vừa học, nhờ vậy từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành lúc bấy giờ. Đầu những năm 70, với sự quan tâm hướng dẫn về nghiệp vụ của Tổng cục Thống kê, ngành Thống kê Hà Nội đã từng bước áp dụng và tính toán một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp theo phương pháp luận Bảng cân đối vật chất (MPS) như: Tổng sản phẩm xã hội và Thu nhập quốc dân; giá trị Tổng sản lượng các ngành sản xuất vật chất...

Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, ngành Thống kê Hà Nội tiếp tục được tăng cường củng cố tổ chức và nghiệp vụ chuyên mô;n. Các thô;ng tin do ngành Thống kê thu thập như chính sách về hợp tác hoá, khoán trong nô;ng nghiệp, chính sách về giá, tiền lương, tình hình đời sống cán bộ, cô;ng chức Nhà nước… tiếp tục giữ vai trò chủ yếu trong đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của các cấp, các ngành, góp phần đánh giá đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trên địa bàn, phục vụ việc cô;ng cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô;.

Năm 1986, cùng với sự đổi mới toàn diện và sâu sắc của kinh tế Thủ đô;, dưới sự đổi mới ngày càng cao của Tổng cục Thống kê, sự quan tâm của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố, ngành Thống kê Hà Nội đã có những bước chuyển đổi đáng kể về phương pháp luận Thống kê, về nội dung hệ thống chỉ tiêu Thống kê và phương pháp thu th??p, x??? lý thô;ng tin. Giai đoạn này là sự thay đổi căn bản từ sử dụng phương pháp luận Bảng cân đối vật chất (MPS) sang sử dụng phương pháp luận của Hệ thống tài khoản Quốc gia (SNA), phù hợp với thô;ng lệ quốc tế và Thống kê khu vực. Ngành Thống kê Hà Nội đã tính toán được một số chỉ tiêu theo phương pháp này như: Giá trị sản xuất, Chi phí trung gian, Giá trị tăng thêm theo các ngành và các thành phần kinh tế cùng với tính toán các chỉ tiêu Tích luỹ và Tiêu dùng, Vốn đầu tư phát triển...

Trong những năm gần đây, cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên mô;n, Cục Thống kê Hà Nội đã tham gia nhiều ý kiến đóng góp cho Tổng cục Thống kê nhằm thay đổi và hoàn thiện dần các chỉ tiêu thống kê cho phù hợp như: Xây dựng các chế độ báo cáo thống kê định kỳ, phương án các cuộc điều tra, xây dựng các bảng phân loại thống kê, dự thảo Luật Thống kê... Ngoài ra, Cục Thống kê Hà Nội đã chủ động trong việc xây dựng và trình UBND Thành phố ban hành các chế độ báo cáo Thống kê phục vụ cho nhu cầu thô;ng tin của Thành phố và các Quận, huyện như: Chế độ báo cáo thống kê xã, phường; chế độ báo cáo của các Chi cục Thống kê cấp huyện; chế độ báo cáo của các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hệ thống chỉ tiêu thống kê tỉnh, huyện, xã... Cục Thống kê đã biên tập và cung cấp các số liệu kinh tế - xã hội chủ yếu thành phố Hà Nội và cả nước các năm theo yêu cầu của Thành ủy, phục vụ Ban biên tập Văn kiện Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố và phục vụ Thành phố xây dựng kế hoạch các năm tiếp theo; Góp ý văn kiện Đại hội Đảng bộ các cấp; xây dựng kịch bản tăng trưởng các ngành lĩnh vực và GRDP theo quý, năm; cung cấp số liệu theo yêu cầu của UBND để xây dựng báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng phục vụ tiếp xúc cử tri trước kỳ họp HĐND Thành phố. Thô;ng tin do Cục Thống kê cung cấp được đánh giá là tin cậy, kịp thời, được sử dụng chính thức trong báo cáo của Đảng bộ và chính quyền Thành phố. Thống kê Hà Nội, cùng với cả nước, luô;n luô;n đổi mới về nội dung, phương pháp chuyên mô;n, theo chuẩn mực thống kê quốc tế, đảm bảo tính minh bạch, cô;ng khai về khái niệm, nội dung và phương pháp giúp cho người dùng tin có điều kiện đánh giá đúng và đẩy đủ hơn về thô;ng tin mà mình được cung cấp.


Trong những năm qua, Cục Thống kê Hà Nội ứng dụng cô;ng nghệ thô;ng tin mạnh mẽ trong cô;ng tác thống kê nói chung và trong điều tra thống kê nói riêng. Ngành Thống kê Hà Nội đã ứng dụng thành cô;ng phiếu điều tra điện tử (CAPI và webform) trong Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 đạt 100%, giúp rút ngắn thời gian thu thập thô;ng tin và xử lý kết quả Tổng điều tra so với phương pháp truyền thống (sử dụng phiếu giấy sau đó nhập tin bàn phím hoặc quét phiếu – scaning). Bên cạnh đó, Cục Thống kê TP. Hà Nội đã ứng dụng phiếu điều tra điện tử CAPI cho các cuộc điều tra khác: Lao động việc làm, Biến động dân số, Chỉ số giá tiêu dùng, Mức độ hài lòng của khách du lịch đến Hà Nội…


Cục Thống kê TP. Hà Nội đã áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO trên các lĩnh vực cô;ng tác thống kê, điều tra và tổng điều tra từ năm 2007. Việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng tại các đơn vị đã giúp nâng cao chất lượng và tính kịp thời của thô;ng tin thống kê theo hướng thiết thực, sát yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, đáp ứng nhu cầu thô;ng tin phục vụ quản lý, điều hành của các cấp chính quyền địa phương. Cục Thống kê TP. Hà Nội cam kết thực hiện theo đúng phương châm đã đăng ký hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 là: “Trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời và đa dạng”. Cô;ng tác phổ biến thô;ng tin cũng được chú trọng qua các hình thức như: Trang thô;ng tin điện tử của Cục tại địa chỉ: thongkehanoi.gov.vn và bảng Led điện t???. Đây là các kênh thô;ng tin rất hiệu quả để phổ biến, tuyên truyền các chế độ báo cáo của ngành Thống kê, đồng thời phổ biến kịp thời thô;ng tin thống kê tới người dùng tin một cách nhanh chóng.

Cục Thống kê Thành phố làm tô;́t vai trò là cơ quan chủ trì, tham mưu, đề xuất thực hiện, đồng thời, phân phối các Sở, ngành liên quan triển khai thu thập thô;ng tin đầu vào phục vụ Đề án Đổi mới quy trình biên soạn số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (GRDP). Trong năm 2020, Tổng cục Thống kê và UBND Thành phố đã phối hợp rà soát đánh giá lại nguồn thô;ng tin đầu vào để sử dụng tính toán số liệu sơ bộ GRDP 6 tháng đầu năm, ước tính quý III, quý IV và cả năm 2020 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế-xã hội Thủ đô;. Thành phô;́ Hà Nội cũng đã thực hiện nghiệm thu và sử dụng số liệu GRDP do Tổng cục Thống kê biên soạn và cô;ng bố. Số liệu này được thống nhất sử dụng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành và làm căn cứ đánh giá, xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố.

Về cô;ng tác nhân sự, ngày 01/8/2008, thực hiện Nghị quyết 15/2008/QH12 về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội của Quốc hội về việc sát nhập tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc, và 4 xã  thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình vào Hà Nội, do đó, Hà Nội đã được mở rộng hơn 3 lần về diện tích, hơn 2 lần về dân số và là Thủ đô; lớn thứ 17 trên thế giới. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, tính đa dạng, phức tạp  của các vấn đề kinh tế - xã hội ngày càng gia tăng. Hiện nay, Hà Nội có trên 8,3 triệu dân với 30 quận, huyện, thị xã, 579 xã, phường, thị trấn, có khoảng 200 nghìn doanh nghiệp, 4 nghìn đơn vị hành chính sự nghiệp, hiệp hội, văn phòng đại diện, trên 380 nghìn cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể, tô;n giáo, tín ngưỡng nên khối lượng thô;ng tin thống kê cần thu thập, tổng hợp hàng năm rất lớn. Do vậy, sau khi hợp nhất với Cục Thống kê tỉnh Hà Tây và Cục Thống kê TP. Hà Nội, đội ngũ cán bộ thống kê đã thường xuyên được tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên mô;n. Đồng thời, Cục cũng tạo điều kiện để cán bộ tự học tập nâng cao trình độ của mình (hiện nay, 100% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học). Thực hiện Quyết định số 1006/QĐ-TCTK ngày 20/5/2020 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Thống kê thành phố Hà Nội với 230 cô;ng chức và người lao động gồm 5 phòng thuộc cơ quan Cục là: Phòng Tổ chức-Hành chính, phòng Thống kê xã hội, phòng Thống kê kinh kế, phòng Thu thập thô;ng tin, phòng Thống kê Tổng hợp và 30 Chi cục Thống kê cấp huyện.


Toàn cảnh Hội nghị Tổng kết Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019

Cùng với ngành Thống kê cả nước, Thống kê Hà Nội đang tiếp tục đổi mới tích cực và toàn diện cả về nội dung và phương pháp. Hầu hết các nghiệp vụ chuyên mô;n đều có sự thay đổi căn bản về chế độ báo cáo, điều tra, nội dung chỉ tiêu, kỳ thu thập, đòi hỏi phải triển khai, đô;n đốc thực hiện trên quy mô; lớn trong thời gian ngắn. Luật Thống kê năm 2003, Luật Thống kê năm 2015 cùng một số văn bản pháp lý quan trọng như: Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; Đề án 312; Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam… được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành thời gian qua vừa là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực thống kê, vừa đặt ra những yêu cầu và nguyên tắc bắt buộc phải tuân thủ, trước hết là đối với ngành Thống kê và người làm cô;ng tác thống kê. 

Kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Cục Thô;́ng kê TP. Hà Nô;̣i và hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập ngành Thô;́ng kê Việt Nam, trong hoàn cảnh nguồn nhân lực, vật lực còn eo hẹp, Cục Thống kê thành phố Hà Nội đã và sẽ cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ cô;ng tác chuyên mô;n do Tổng cục Thống kê giao, đồng thời đáp ứng cao nhất về chất lượng số liệu, phục vụ kịp thời nhu cầu thô;ng tin của Thành phô;́ và yêu cầu tổng hợp số liệu chung của cả nước./.
                                             (Nguồn: Cục Thống kê TP. Hà Nội)

 
Cổng Olympus Trang Cá Cược